So sánh quan niệm công chính hóa theo anh em Tin lành và giáo lý Công giáo
Quan điểm của Luther:
Theo Luther, nguyên tội, là vật dục hủy hoại tận gốc bản tính nhân loại, giam hãm tự do ý chí, khiến con người không còn có thể biết và yêu mến Thiên Chúa, và chủ trương của ông đã dẫn đến những hậu quả bi quan (1) bất lực hoàn toàn của con người, (2) bất khả điều trị
Cũng theo đó, ơn công chính hóa của Chúa Ki Tô, nhờ đức tin, là bức bình phong che chắn, bao phủ tội, và nhờ lòng thương vô bờ bến của Thiên Chúa, con người chỉ việc giữ thái độ khiêm nhường, thì được Thiên Chúa công bố là công chính hóa.
Với Luther, tin chỉ là một trạng thái của con người xảy ra nơi thể chất, nơi tâm lý thân xác của con người, nên đức tin là sự tin tưởng của cõi lòng, nhờ Chúa Ki Tô. Do đó việc công chính hóa chỉ là việc hoàn toàn tâm lý và chủ quan, nên việc tự nguyện phục vụ theo khả năng mình, để trả món nợ đời của mình đối với mọi người, để nên công chính, của người có đức tin, theo bản tính tự nhiên, thì ý chí tự do và sức lực mình không thể tạo ra được, cũng không thể ban cho mình đức tin, thì người ta cũng không thể trục xuất khỏi mình cái sự không tin Và tội không tin là tội tày trời nhất. Bất cứ điều gì không do xác tín đều là tội. (Rm 14,23c)
Luther cho là con người ,bằng sức lực riêng tự nhiên của mình, không thể yêu mến Thiên Chúa được, thậm chí con người không thể bằng một hành động yêu thương đóng góp điều gì để có đức tin là điều kiện duy nhất để có thể tiếp nhận ơn cứu độ. Ân sủng được Thiên Chúa công chính hóa con người tội lỗi là một ân sủng thuần túy do Người thi ân giáng phúc, tha bổng tội đời đời cho con người. Ân sủng được con người đón nhận bằng một mình đức tin mà thôi (sola fide). Ơn công chính hóa diễn ra như một cuộc trao đổi giữa đức Ki Tô, Đấng chẳng hề có tội và tội nhân mà vì con người tội lỗi đó Đức Ki Tô, đã trở thành hiện thân của tội ngõ hầu trong người chúng ta trở nên sự công chính của Thiên Chúa. Thế là nhờ đức tin, công chính hóa theo nghĩa khách quan trong Đức Ki tô trở thành công chính hóa trong chủ thể con người. Nhưng ơn công chính hóa này không trở thành của riêng tôi. (…). Đức công chính đó vẫn là đặc tính của Đức Ki Tô và không trở thành sở hữu của riêng tôi, không trở thành đặc tính của tôi.(…). Ơn công chính hóa, xét như nội dung của lời hứa dành cho tôi và như từ bên ngoài mà đến với tôi, là một ân sủng như thể quy gán cho tôi.
Ý chí con người có thể hay không thể làm gì trong những việc liên quan đến ơn cứu độ, tương quan giữa ý chí tự do và ân sủng là như thế nào? Thật là cần thiết và có ích để mình được cứu độ là trước hết phải biết rằng sự tiền tri của Thiên Chúa không mang tính ngẫu nhiên, nhưng người thấy trước, quyết định làm và mọi việc chiếu theo mọt ý chí bất biến, vĩnh cữu không thể sai lầm, và rồi Luther đã kết luận ý chí con người, như một thú vật chuyên chở đồ đạc, và kẻ mạnh hơn sẽ là chủ sở hữu cỡi nó, bắt nó đi đâu tùy ý
Quan điểm của giáo lý Công giáo:
Công đồng Tridentino dạy: “công chính hóa, việc này không chỉ là việc tha tội, mà còn là việc thánh hóa và canh tân nội tâm con người, nhờ ở chỗ họ tự do chấp nhận ân sủng và ân huệ, họ từ bất chính trở nên công chính, từ thù địch trở thành bạn hữu”
Kinh thánh đã chỉ cho thấy việc đảm nhận lối sống thánh thiện và làm cho lương tâm con người trở nên trong sạch, nhờ việc đổi mới hoàn toàn con người cũ, trở nên công chính từ cuộc đời tội lỗi về với ân sủng “được tha tội và ghi vào danh Chúa, chúng ta được cải tân, tái tạo trở thành hoàn toàn mới” (thư Barnabas)
Công đồng Tridentino trình bày rằng việc “chuẩn bị tiếp nhận ơn công chính hóa, là nhờ ơn Chúa thúc đẩy hỗ trợ tự do hướng về Chúa” như vậy là con người phải chuẩn bị cho mình một tình trạng để tiếp nhận ân sủng, phải thủ đắc một tập tính, một phẩm tính của ân sủng để được cứu độ. Vậy thì không thể nói đến công trạng của con người trong việc cộng tác, vì điều này chỉ là dữ kiện tùy thuộc để chuyển thông, bởi lẽ ân sủng chính là điều kiện để con người cộng tác với Thiên Chúa.
Ai tin vào thụ tẩy sẽ được cứu rỗi, ai không tin sẽ luận phạt (Mc 16,16), người đã tin Chúa, nên người được công chính hóa (St 15,6), đức tin là điều kiện căn bản trong cuộc công chính hóa,(Rm1,17) theo thánh Phao lô, đức tin tùy thuộc Lời rao giảng và sự rao giảng tùy thuộc vào Lời của Đức Ki tô (Rm 10,13-17) tất cả chúng ta (đã được thụ tẩy, nghĩa là đã được công chính hóa lần thứ nhất rồi) phải đến trước tòa Chúa Ki Tô, mỗi người nhận điều đã đáng, tùy theo việc làm lúc còn sống, hoặc tốt hoặc xấu (2Cr 5,10). Do đó con người phải chủ động trước cử chỉ yêu thương của Thiên Chúa, Đấng trao ban ân sủng, nhờ vào việc lý trí ưng thuận và phục tùng dựa vào thế giá của Thiên Chúa, chứ không phải của trí khôn, để diễn tả việc thực hiện đức tin.
Cử chỉ yêu thương của Thiên Chúa đã làm để công chính hóa con người, là tác động căn bản hướng ngoại, bằng sự hiện diện của cả Ban Ngôi Thiên Chúa, bởi lẽ ai tin vào Đức Ki tô cũng sẽ làm những việc Đức Ki Tô làm, Vì Đức Ki Tô và Chúa Cha là một, và Đấng bảo trợ, được Chúa Cha sai đến, cũng sẽ dạy cho con người biết mọi sự. Điều cần là con người phải cộng tác vào cử chỉ yêu thương đó, nhờ việc tuân giữ các giới răn yêu mến, như Đức Ki tô đã làm, thì sẽ được đón nhận chính Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu, vào trong đời sống mình (Ga 14) và phải thực hiện việc chúng trong đời sống (Ep 2,1-10)
Điều này công đồng Tridentino đã dạy “ con người phải cộng tác với ân sủng để chuẩn bị cuộc công chính hóa bằng ưng thuận và thực hành hơp với điều mình ưng thuận, nghĩa là hơi nhân phải có đời sống luân lý khả dĩ để tiếp nhận ơn thánh hóa”
Như vậy công đồng Tridentino đã tuyên “ai bảo người ta được công chính hòa là do việc quy trách ân sủng của Chúa Ki Tô hay chỉ là việc tội được tha, còn ân sủng và đức ái bị thải ra ngoài, trong lúc ân sủng được Chúa Thánh Thần phú nhập vào linh hồn và niêm kết vào đấy, hay ân sủng công chính hóa chúng là chỉ là một việc Chúa bênh vực.AS.”
Thánh Phao lô đã trình bày cho ta thấy công chính hóa và thánh thiện, công chính hóa và thánh hóa trong thực tế chỉ là một trong cùng một Thiên Chúa và cùng một con người Ki Tô (1 Cr 1,30; 6,11; Ep 4,24; Rm 6,16,16-19). Công chính và thánh thiện là hai hạn từ có thể sử dụng để chỉ cùng một hồng ân Thiên Chúa, Đấng tái tạo con người. Hồng ân này đòi người đón nhận phải thay đổi hoàn toàn về cuộc sống.
Công đồng Tridentino dạy “ không phải là chính Chúa Thánh Thần, cũng không phỉa là chính sự công chính riêng của Thiên Chúa, nhưng là một sự công chính riêng biệt. Do đó, Thiên Chúa công chính hóa chúng ta.”
Vậy đón nhận để thay đổi, là tham phần vào bản tính Thiên Chúa, trong một thực tại, nhờ ân sủng, tác động nội tại nơi con người, để tài năng con người, luôn hướng về Thiên Chúa, có thể chạm đến chính yếu tính Thiên Chúa nơi thực tại, là một phần của bản tính Thiên Chúa, để trở nên giống hoàn hảo, trong con người nhiên, nhờ trí năng đã đạt được sự thấu tri nơi Thiên Chúa. Do đó, toàn thể hữu thể thần tính của Ngôi Hai chuyển sang nhân tính, theo cách trực tiếp và có tính bản thể, nên không lạ gì khi nói đến việc linh hồn con người đạt tới thần trạng tính nơi Thiên Chúa. Nói cách khác, đó là con người và linh hồn đã tìm được niềm hạnh phúc bình an trong Thiên Chúa, và được biểu lộ qua cử chỉ yêu thương hoàn hảo nơi Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu hoàn hảo, đã phú bẩm cho thân xác con người một linh hồn, được hưởng kiến thánh nhan nhờ là đền thờ Thiên Chúa, và luôn được trở nên công chính. Do vinh dự mà Chúa Cha đã trao ban cho Chúa Con, đến ở với thế gian để thế gian biết Chúa Cha đã yêu con người như yêu Chúa Con (Ga 17,22-23).
Cuối cùng theo thánh Thomas “công chính hóa là chuyển tử tình trạng bất chính đến tình trạng công chính.” Và là để “Chúa Ki Tô sống trong ta, ta sống trong Chúa Ki Tô (Rm 5:19)